Polaroid
VUNGOCSON94.WAP.SH
|
I. Vợ Chồng A Phủ - Tô Hoài
Câu 1 Trình bày ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Tô Hoài
* Tiểu sử
- Tô Hoài sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sen, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
- Năm 1943 ông gia nhập hội văn hóa cứu quốc và kháng chiến chống Pháp và khi hòa bình lập lại ông hoạt động báo chí và văn nghệ.
- Đến với văn chương Tô Hoài sớm gây được sự chú ý với chuyện “Dế mèn phưu lưu kí”
- Sau năm 1954 ông viết nhiều và thành công ở nhiều thể loại khác nhau. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại với 200 đầu sách:
+ Trước CMT8, nổi tiếng với truyện “Dế mèn phiêu lưu ký”, “Ổ chuột”, “Quê người”...
+ Sau CMT8 có “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”, “Cát bụi chân ai”, “ Chiều chiều”…
- Năm 1996 ông được nhà nước trao tặng giải thưởrng HCM về văn học nghệ thuật
* Phong cách nghệ thuật
+ Thiên về diễ tả những sự thật của đời thường, lối trần thuật hóm hỉnh, kết hợp nhiều trang miêu tả (tả cảnh, tả người, tả vật) cụ thể, chi tiết với khối lượng từ ngữ, câu văn đa dạng, phong phú, mới lạ, bất ngờ, sinh động, hấp dẫn,…
Câu 2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Sáng tác năm 1952, in trong tập truyện Tây Bắc
- Đoạn trích thuộc là phấn thứ nhất của truyện Vợ chồng A Phủ
- Tập truyện này là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả, cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, đánh dấu sự chín muồi về tư tưởng và tình cảm của nhà văn.
- Tặng giải nhất giải thưởng văn nghệ 1954 – 1955.
Câu 3. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
- Giá trị hiện thực
+ Phản ánh, phơi bày bộ mặt tàn ác, xấu xa của giai cấp thống trị miền núi.
+ Miêu tả chân thực đời sống nghèo khổ, cơ cực của người dân vùng cao.
- Giá trị nhân đạo
+ Tình yêu thương , cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận đău khổ bất hạnh của người dân miền núi.
+ Sự chân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người dân trong xã hội cũ
+ Sự phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp lên con người
+ Đồng tình với tinh thần phản kháng đấu tranh bị áp bức và vạch ra con đường giải phóng cho họ.
Câu 4. Em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật Mị trong tác phẩm “vợ chồng A Phủ”
- Mở đầu tác giả giới thiệu nhân vật Mị trong cảnh tình đầy nghịc lý và cuốn hút độc giả : “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” .
Cách giới thiệu tạo ra những đối nghịch về một cô gái âm thầm lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa ; cô gái là con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu có nhưng sao mặt lúc nào “buồn rười rượi”.
=> Với thủ pháp tạo tình huống có vấn đề mở lối cho việc tìm hiểu những bí ẩn của số phận nhân vật, một cuộc đời ko bằng phẳng, một số phận uất ức và một bi kịch của cõi nhân thế nơi miền núi cao Tây Bắc.
Câu 5 Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nhà văn muốn bày tỏ tư tưởng tình cảm gì?
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến
- Thể hiện số phận đau khổ của người dân miền núi
- Phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp sức sống tiềm tàng của họ
Câu 6 Theo em hành động tự cắt dây trói giải thoát cho A Phủ có ý nghĩa gì?
- Đây là 1 hành động phản kháng quyết liệt táo bạo. Mị cứu người cũng có nghĩa là Mị tự cứu lấy bản thân mình. Là cắt đứt đoạn tuyệt với quá khứ khổ đau. Với hành động này cùng 1 lúc cô bước qua 2 ngục tù là cường quyền và thần quyền giành lại hạnh phúc mà Mị bị cướp đoạt.
Câu 7 Âm thanh của tiếng sáo có ý nghĩa như thế nào?
- Tiếng sáo của khát vọng h/p, khát vọng tuổi của tự do, là sức sống của tuổi trẻ.
- Âm thanh của tiếng sáo được nhắc đi nhắc lại 15 lần
- Tiếng sáo như 1 thứ âm thanh kì lạ len lỏi vào tận sâu thẳm tâm hồn vốn câm lặng của Mị để khám phá để thức tỉnh và cứu Mị ra khỏi cõi u mê.
Câu 8 Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thực, sinh động.
- Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế
- Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển, linh hoạt cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng lối kể chuyện hấp dẫn.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong phú tập quán của người dân miền núi.
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đãm chất thơ.
II. Vợ Nhặt – Kim Lân
Câu 1. Trình bày ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Kim Lân
* Tiểu sử
- Kim Lân (1920- 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở: Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn ông chỉ học hết tiểu học rồi tự đi làm , tự kiếm sống nuôi thân. Ban đầu thực hiện ước mơ viết văn
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân.
- Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê- những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà…
- Thấp thoáng trong tác phẩm của KL là cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khó, thiếu thốn mà vẫn yêu đời, thật thà, thông minh, hóm hỉnh.
- Tác phẩm chính : Trước CMT8 có “ Đôi chim thành”, “ Con mã mái”, “Chó săn”. Sau CMT8 có “Nên vợ nên chồng” (1955) và “Con chó xấu xí” (1962).
- Năm 2001, KL được tặng Gỉai thưởng HCM về VHNT.
Câu 2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Tiền thân của Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn Vợ nhặt.
Câu 3 Nêu tình huống truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân? Vì sao nói đây là một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn?
* Tình huống truyện: Tràng nhặt được vợ
* Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn:
- Tình huống truyện lạ:
- Người như Tràng mà lấy được vợ (nghèo, xấu trai, tính tình ngộc nghệch và dân xóm ngụ cư) hơn nữa lại có được vợ 1 cách dễ dàng
- Thời buổi nuôi thân còn không lo nổi mà giám đèo bòng vợ con => người dân ngạc nhiên, bà cụ Tứ hết sức ngạc nhiên, Tràng cũng cảm thấy bối rối
* Tình huống éo le, cảm động
- Khiến cho mọi người vui mừng, buồn tủi lại thương lo
- 3 con người trong 1 hoàn cảnh bi đát, tuyệt vọng nhưng không hề mất đi niềm tin vào cuộc sống. Họ hi vọng vào tương lai đặc biệt là hạnh phúc là m cho họ thay đổi tích cực.
Câu 4. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt:
- Vợ nhặt hiểu theo nghĩa đen là nhặt được vợ. Nhan đề ấy tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc vì cái giá của con người quá rẻ rúng.
- Qua nhan đề Vợ nhặt, Kim Lân đã phản ánh được tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong một nạn đói khủng khiếp; sự đen tối bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.
- Nhan đề hiện được giá trị hiện thực (Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít) và giá trị nhân đạo (Ca ngợi phẩm chất của người lao động). Đồng thời nhan đề cũng góp phần thể hiện tình huống truyện vừa éo le vừa bất ngờ.
Câu 5. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ Nhặt”
- Giá trị hiện thực
+ Phản ánh hiện thực đói khổ của người dân trước cách mạng.
+ Tố cáo tội ác kẻ thù đã đẩy người dân Việt Nam vào con đường cùng của sự đói khát, chết chóc, thê lương.
- Giá trị nhân đạo
+ Viết về người nông dân với niềm đồng cảm xót xa, day dứt. Kim Lân còn phát hiện ở họ vẻ đẹp phẩm chất. Mặc dù đói nghèo, cơ cực, ,mấp mém cái chết, họ vẫn cưu mang, giúp đỡ chia sẻ miếng cơm manh áo => Kim Lân muốn thể hiện sự chân trọng đối với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, mái ấm gia đình và luôn hướng tới tương lai.
Câu 6. (TN – 2004) Theo anh chị qua truyên ngắn “Vợ Nhặt”. Kim Lân muốn gửi gắm đến người đọc những ý tưởng gì?
- Tố cáo tội ác của bọn thống trị đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Khẳng định “ trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, mà hi vọng.
Câu 7. (TN – 2007) Nhận xét ngắn gọn về tình huống truyên độc đáo trong truyện “Vợ Nhặt” của Kim Lân
- Truyện ngắn vợ nhặt đã xây dựng được 1 tình huống độc đáo. Tràng – anh nông dân nghèo thô kệch, dân ngụ cư bỗng “nhặt” được vợ trong nạn đói năm 1945.
- Việc Tràng “nhặt vợ” đã tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên và éo le với tất cả mọi người
- Tình huống này làm cho tác phẩm có giá trị về nhiều phương diện.
Câu 8 Hình ảnh nồi che khoán ( cháo cám ) có ý nghĩa gì?
-Phản ánh 1 cách chân thực tình cảnh thê thả của người dân lao động nghèo trong nạn đói năm 1945 đồng thời lên án tội ác của bọn thực dân,phát xít gây ra nạn đói này
- Thể hiện tình thương, lòng quyết tâm khát vọng và bản lĩnh sống kiên cường luôn hi vọng vào 1 ngày mai tươi sáng, no đủ hơn.
Câu 9 Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh nào? Hình ảnh đó nói lên điều gì?
- Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh: “ Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phơi phới…”
- Ý nghĩa:
- Gợi nhắc đến việc Tràng đã từng được chứng kiến cảnh đê Sộp những người nông dân đi phá kho thóc của Nhật dưới sự lãnh đạo của Việt Minh.
- Gợi cho người đọc nghĩ về Việt Minh, về cách mạng tháng Tám vĩ đại, về sự vùng dậy của người dân khốn khổ, đập tan xiềng xích, giành lại cơm áo, giành lại sự sống cho bản thân và độc lập tự do cho dân tộc.
- Niềm ti tưởng, hi vọng của những người như Tràng vào một tương lai tốt đẹp vào 1 sự thay đổi sẽ đến với họ.
- Cái nhìn mới mẻ của nhà văn Kim Lân về cuộc đời, số phận của người lao động Việt nam. Nhà văn dự báo cho họ về một sự đổi đời.
Câu 10 Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo
- Cách kể truyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc. Nvật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế
- Ngôn ngữ mộc mạc, gỉan dị nhưng chắt lọc.
III. Rừng Xà Nu – Nguyễn Trung Thành
Câu 1 Trình bày ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Trung Thành
* Tiểu sử
- Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc), quê ở Quảng Nam.
- Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên và ông đã sáng tác thành công tiểu thuyết Đất nước đứng lên. Sau năm 1954 ông tập kết ra Bắc, năm 1962 ông trở về miền Nam và công tác ở liên khu V, năm 1965 ông viết truyện ngắn Rừng xà nu.
- Văn Nguyên Ngọc mang đậm âm hưởng sử thi của núi rừng Tây Nguyên. Ở đó chất thơ hòa quyện với nét hoành tráng, hùng vĩ của núi rừng, của con người bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước. Sức sống bất diệt, khả năng trổi dậy vô tận của con người, sự sống luôn được đề cao trong tác phẩm của ông.
Câu 2. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
- Mùa hè năm 1965, đế quốc Mỹ đổ quân ào ạt đánh phá miền Nam. Quân và dân ta bắt đầu cuộc chiến đấu mới vô cùng gay go và ác liệt. Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam.
- Rừng xà nu đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng (số 2,1965), sau đó được tuyển in trong tập truyện và ký Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
Câu 3.Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
- Mang ý nghĩa tả thực về một rừng xà nu ở Tây Nguyên vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho con người nơi đây.
- Nhan đề còn gợi lên chủ đề, cảm hứng sử thi cho truyện ngắn.
Câu 4. Tính sử thi của truyện
Truyện ngắn Rừng xà nu tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, đặc biệt trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
- Chủ đề của tác phấm mang đậm tính sử thi: trước sự tàn ác của kẻ thù, nhân dân miền Nam chỉ có con đường duy nhất là cầm vũ khí vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương.
Câu 5. Em hiểu như thế nào về câu nói của cụ Mết: “Chúng nó đã cầm sung, mình phải cầm giáo”
- Câu nói của cụ Mết thể hiện chân lí của thời đại: Phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
Câu 6 Ý nghĩa nhan đề "Rừng xà nu"
- Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạovà dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này.
- Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô man
- Cây xà nu là biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của người dân Xô man.
Câu 7 Nhận xét về kết cấu của tác phẩm?
- Mở đầu là cảnh rừng xà nu nối nhau chạy tít tận chân trời và kết thúc cũng là “Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Hình ảnh cây xà nu xuất hiện nhiều lần trong toàn bộ tác phẩm ở nhiều góc đọ khác nhau
- Kết cấu đầu cuối tương ứng tạo cho hình tượng cây xà nu vừa có ý nghĩa cụ thể gợi lên đặc trưng của miền Tây Nguyên, vừa có ý nghĩa biểu tượng cho cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt của con người Tây Nguyên.
Câu 8 Hình tượng đôi bàn tay Tnú?
- Là đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời:
- Khi còn lành lặn: đó là đôi bàn tay gan góc, trung thực, nghĩa tình
- Khi bị thương: chứng tích của một giai đoạn đau thương, bàn tay trừng phạt, bàn tay quả báo.
Câu 9 Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
- Không khí, màu sắc đạm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật.
- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu.
- Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu – một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn, bay bổng cho thiên truyện.
- Lời văn giàu nhạc điệu, khi tâm thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm.
IV Chiếc Thuyền Ngoài Xa – Nguyễn Minh Châu
Câu (TN – 2011) Trong đoạn cuối truyện ngắn “chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, nhân vật Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
- Những hình ảnh đó hiện lên là:
+ Màu hồng của ánh sương mai
+ Người đàn bà vùng biển( người đàn bà hang chai) bước ra từ tấm ảnh.
- Những hình ảnh đó nói lên:
+ Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống.
+ Hiện thực về số phân lam lũ, khốn khổ của con người.
Câu 5: Ý nghĩa nhan đề “ Chiếc thuyền ngoài xa”
- Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người hàng chài. Cuộc sống gia đình; đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được.
- Vì ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi, sẻ chia ấy là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp được chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm- một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, một chân lí của sự toàn thiện. Chiếc thuyền là biểu tượng của sự toàn mỹ mà chiêm nghiệm nó, anh thấy tâm hồn mình trong ngần. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc... và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, cái đệp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra. Xa và gần, bên ngoài và sâu thẳm...đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.
V Thuốc – Lỗ Tấn
Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.
+ Nhan đề truyện có nhiều tầng nghĩa:
- Tầng nghĩa ngoài cùng là phuoeng thuốc truyền thống chữa bệnh lao: “Bánh bao tẩm máu người” (nghĩa đen của tên truyện) đó là thứ thuốc mê tín
+ Tầng nghĩa thứ 2 mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sung bái đó là 1 thứ thuốc độc.
+ Chiếc bánh bao – liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu người cách mạng – một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông dân,… Những người dân ấy(bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cái Khang,…) lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh…. Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ 3: Phải tìm 1 phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng gắn bố với quần chúng.

Biên Soạn: Sk_pr0 12D
>> Trang Chủ