Polaroid
VUNGOCSON94.WAP.SH

|
Từ tủi phận rồi lo lắng tâm trạng của bà lão có sự chuyển biến đó là niềm vui bà mừng vì con hạnh phúc. Như vậy bổn phận làm mẹ của bà đã đc thỏa nguyện và bà suy nghĩ rằng con trai bà có vợ đồng nghĩa với việc nó đã nên người. Không chỉ có tình mẫu tử mà trong hoàn cảnh khốn khổ cùng nhất bà cụ Tứ là hiện hữu của tình người tình người mộc mạc dưng dưng của người dân lao động nghèo thương yêu đùm bọc nhau khi hoạn nạn. Cái tình người của sự đồng cảm thân phận.
Bà cụ tứ đã chọn điểm nhìn để chấp nhận cuộc hôn nhân bất đác dĩ ấy. Không phải từ vị trí của 1 bà mẹ chồng bà không nghĩ cho mình bà nghĩ cho con đặc biệt bà nghĩ cho Thị. Lời nói của bà cụ tứ còn mang1 sự hàm ơn sâu sắc.
Câu nói đầu tiên mà bà nới với chị vợ nhặt và Tràng là câu nói chan chứa tình mẫu tử, tình người: Ừ thôi thì chúng mày đã phải duyên phải kiếp với nhau thì u cũng mừng lòng”. Tràng dường như đã cắt đc nỗi lo toan trong lòng còn chị vợ nhặt thì tâm trặng hẳn là còn hơn thế nữa mọi nỗi lo lắng tủi hổ về thân phận đã đc giải tỏa. Bỏi vì câu nói của bà cụ tứ làm cho cuộc hôn nhân của chị đối với Tràng ko còn là chuyện nhặt đc nhau giữa đường giữa chợ mà nó cũng bình đẳng như bao cuộc hôn nhân khác.
Mặc dù rất cố gắng nhưng trong suy nghĩ của ng mẹ vẫn trĩu nặng 1 nỗi lo lắng vì tương lai của con mình. Trong lòng bà lại ám ảnh truyên cũ đó là hình ảnh ông lão rồi dứa con út đã rời xa vì đói khổ. Đó chính là cuộc đời của bà với 1 kiếp ng dài dằng dặc đau khổ.
Tâm trạng của bà cụ Tứ có sự thay đổi hạnh phúc của con dâu làm bà vui hơn, hi vọng hơn trên khuôn mặt của bà thấy nhẹ nhõm tươi tỉnh rạng rỡ hẳn lên. Cùng với con dâu bà cụ cũng “xăm xăn” quét dọn rẫy những búi cỏ mọc nham nhở ở trong vườn ra sức thu xếp căn nhà cho sạch sẽ quang quẻ hơn với hi vọng cuộc đời có cơ khấm khá.
Trong bữa ăn bà cụ nói toàn truyện vui, toàn truyện sung sướng sau này. Bà cụ nghĩ đến một đôi gà, một đàn gà trong sân nhà như một hình ảnh chân thực và cảm động của hạnh phúc. Những bát cháo đã hết nhưng bà cụ Tứ không muốn dứt cái niềm vui đang đến trong lòng mình, bà đã vui vẻ cố gắng tạo nên vui vẻ trong những lời nói khi bà bưng nồi cháo cám ra. Nhưng niềm vui nhỏ bé của bà đã sớm tắt bởi vị chát đắng của bát cháo cám và âm thanh của hồi trống thúc thuế dội vang lên từ đình làng. Trong âm thanh ấy có, có cả tiếng đàn quạ đang chợt bay vù lên. Đến lúc này, sự đổ vỡ đã xãy ra hoàn toàn trong tâm trạng bà cụ Tứ. Không còn nói được những lời vui vẻ nữa, bà thể nói: “Giời đất này không chắc còn sống được đâu các con ạ…”. Bà cụ Tứ đã hoàn toàn tuyệt vọng?. Không. Sau những lời nói của cô con dâu về một sự đổi đời, có lẽ trong lòng bà cụ Tứ đang nhen lên một tia hi vọng về tương lai và hnạh phúc của con mình.
Với một nghệ thuật tinh tế, ngôn ngữ chọn lọc, chi tiết đặc sắc, Kim Lân đã diễn tả được tâm lí của bà cụ Tứ, một bà cụ nông thôn nghèo mà hiểu biết, yêu thương con và yêu thương cả những cảnh đời oái oăm, tội nghiệp bằng một tấm lòng nhân ái cảm động.
♦ Kết Bài
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân , là tác phẩm giàu giá trị hiện thực , nhân đạo ; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ , ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người . Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ , một người mẹ nghèo khổ mà ấm áp tình thương , niềm hi vọng , lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.


Biên Soạn: Sk_pr0 12D
<< Quay Lại
Trang: 1 , 2